Sơn móng đã và đang trở thành phương thức làm đẹp mà nhiều chị em phụ nữ hướng tới bởi sự thẩm mĩ của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phù hợp với phương thức làm đẹp này ngay từ ban đầu. Có rất nhiều trường hợp gặp vấn đề khi sơn móng tay, bao gồm ngứa rát, nổi cộm, hoặc tệ hơn là phải đi cấp cứu. Hãy đọc bài viết để biết thêm về các nguyên nhân và cách giải quyết kịp thời nếu bị dị ứng khi sơn móng.
Nếu bạn đã mắc các bệnh ngoài da như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến, bạn có thể gặp khó khăn để trở thành một thợ nail hay đơn giản là để thỏa mãn đam mê làm nail của mình. Dưới đây là những nguyên ngân gây dị ứng phổ biến mà bạn có thể mắc phải khi sử dụng các sản phẩm làm móng hàng ngày. Việc hàng đầu bạn nên làm đó là tham khảo ý kiến bác sĩ, có thể là bác sĩ dị ứng hay bác sĩ da liễu, để được điều trị và nhận sự chẩn đoán chính xác.
Bạn có thể bị dị ứng nếu bạn sử dụng các sản phẩm làm móng thường xuyên và liên tục tiếp xúc với da. Bên cạnh đó, việc dùng nhiều lớp sơn để phủ đều cho móng hay việc kết hợp nhiều loại sơn khác nhau cùng lúc lên móng trong quá trình sơn móng cũng là minh chứng cho thấy móng tay bị tiếp xúc quá mức với hóa chất từ sơn móng, nên xuất hiện tình trạng ngứa sau sơn móng.
Nếu cơ địa không phù hợp với nhiều thành phần hóa học có trên các sản phẩm làm móng như acrylic, dip powder, sơn gel… da có thể bị gây kích ứng, với biểu hiện hay gặp là ngứa đầu móng tay. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn móng tay với nhiều mức giá khác nhau. Bên cạnh mặt tốt thì điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao - bạn dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Thông thường, những sản phẩm không rõ nguồn gốc này chứa nhiều chất kích ứng da.
Mỗi sản phẩm làm đẹp đều có cách sử dụng khác nhau, bạn cần tuân thủ để tránh xảy ra tình trạng kích ứng. Tuy nhiên, do chủ quan có thể xử lý tại nhà nên nhiều chị em sơn móng sai cách dẫn đến tình trạng sơn móng chân bị ngứa.
Trong quá trình sơn, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi trường hợp sơn lem ra phần da sát móng. Đây là vùng da tương đối mỏng nên khi bị tác động bởi một chất hóa học nào đó cũng có thể xuất hiện tình trạng mẩn đỏ và ngứa.Để phân biệt tình trạng dị ứng vì sơn móng với trường hợp dị ứng do nguyên nhân khác, các bạn cần có kiến thức về triệu chứng và đặc điểm của tình trạng này. Sau đây là những triệu chứng thường gặp do dị ứng khi sơn móng:
Ảnh 01. Các triệu chứng dị ứng thường gặp khi sơn móng
Hãy “note” ngay những kiến thức bỏ túi này phòng trường hợp bạn hoặc khách hàng của bạn bị dị ứng khi sơn móng nhé!
Để điều trị tình trạng ngứa móng sau khi sơn móng, cần phải xác định được nguyên nhân cũng như xem xét tình trạng bệnh như thế nào. Thông thường, nếu tình trạng ngứa chỉ xuất hiện ngay sau khi sơn móng hay chỉ ngứa nhẹ ở vùng da nhỏ thì bạn chỉ cần ngay lập tức tẩy sạch lớp sơn để cách ly da với chất gây dị ứng
Nếu tình trạng sơn móng chân bị ngứa nặng và lan rộng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng liệu trình. Thông thường, liệu trình trị liệu sẽ dùng kèm các loại thuốc chuyên dụng. Điển hình là thuốc kháng sinh Histamin. Loại thuốc này sẽ giúp cơ thể tạm ngưng cơ chế phản ứng với các chất gây dị ứng và giảm cảm giác nóng rát, ngứa bên trong da. Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin là: loratadine, claritin, diazolin, suprastin, peritol, trexyl… Bạn chỉ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để việc điều trị diễn ra tốt hơn.
Nếu bạn gặp tình trạng sưng và ngứa nhiều, các bác sĩ sẽ kê cho bạn những sản phẩm thuốc bôi tại chỗ dưới dạng gel và dạng thuốc mỡ kháng sinh. Tuy nhiên, để điều trị đạt kết quả tốt nhất bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi thoa các loại thuốc này lên da.
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể, bạn nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tươi – ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước. Khi kết hợp cùng thuốc kháng Histamin và thuốc thoa ngoài da sẽ tăng hiệu quả lành bệnh. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khi điều trị sơn móng chân bị ngứa sẽ được bác sĩ kê đơn vitamin tổng hợp nhằm tăng cường sức đề kháng.
Nếu bạn bị dị ứng mỹ phẩm làm móng, cách tốt nhất để tránh mọi vấn đề là tránh tất cả các sản phẩm có chứa chất gây dị ứng. Các loại sơn móng không gây dị ứng sử dụng nhựa Polyester hoặc Cellulose Acetate Butyrate có thể là một lựa chọn thay thế, nhưng vẫn có thể gây dị ứng nếu dùng sai cách. Bác sĩ da liễu của bạn có thể cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích hơn, nhất là khi bạn là người đặc biệt nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong mỹ phẩm làm móng.
Nếu bạn là một kỹ thuật viên chăm sóc móng, bạn phải luôn đảm bảo rằng khu vực làm việc của mình luôn được sạch sẽ, chổi sơn móng sau khi sử dụng không được để lại gel hay các chất lỏng khác, luôn đảm bảo tất cả các dụng cụ được khử trùng và thực hiện đúng quy trình chăm sóc móng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm khử trùng thẩm mỹ như nước rửa tay tẩy tế bào chết siêu nhỏ và huyết thanh bảo vệ tay để bảo vệ bạn khỏi các phản ứng dị ứng. Hãy truy cập Nail Exam Website để tìm hiểu thêm về Nail Technician Tests và nhận lời khuyên về cách vượt qua các kỳ thi này và cách nhận Nail Technician License của bạn.Với ứng dụng Nail Exam App, chúng tôi cung cấp một loạt các bài kiểm tra theo từng tiểu bang và giống như kỳ thi thật, giúp bạn sẵn sàng cho Nail Technician Exam.