Dũa Móng Tay Tại Gia Đơn Giản Và Hiệu Quả

28/11/2022
Chia sẻ
forward
Dũa Móng Tay Tại Gia Đơn Giản Và Hiệu Quả

Dũa móng tay tưởng chừng là việc làm đơn giản sau khi cắt móng. Tuy vậy để có được bộ móng đẹp và phong cách, kèm theo đó là hạn chế rủi ro làm ảnh hưởng đến móng, việc dũa móng cũng cần phải được thực hiện đúng kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu về cách dũa móng tay đúng chuẩn salon và các kỹ thuật dũa móng được ưa chuông nhất nhé.

Dũa Dùng Để Làm Gì?

Dũa móng tay là một công cụ dùng để mài nhẹ và định hình dáng móng tay. Chúng thường được sử dụng trong việc cắt sửa móng tay và móng chân sau khi móng đã được cắt tỉa bằng cách sử dụng dụng cụ cắt móng tay thích hợp.

Tiêu Chuẩn Bề Mặt Của Dũa Móng Tay

Chỉ số Grit là yếu tố quan trọng nhất để đo lường chất lượng của chiếc dũa móng. Chỉ số Grit càng cao thì việc dũa móng càng nhanh và nguợc lại. Vì vậy một chiếc dũa 400 Grit có các hạt mài mòn với độ mịn cao hơn chiếc dũa 80 Grit có các hạt mài mòn ít độ thô, và có thể gây ảnh huởng không tốt tới móng thật của bạn. Nếu móng bạn mỏng và dễ gãy thì nên chọn dũa móng có Grit cao.

Các Dụng Cụ Dùng Trong Quá Trình Dũa Móng Tay

  • Bấm móng tay
  • Dũa móng tay
  • Dầu dưỡng móng/ Dầu biểu bì

Hướng Dẫn Cách Dũa Móng Tay Đơn Giản Và Đúng Cách

Bước 1: Chọn dáng móng

Trước khi đi vào công đoạn chính của việc dũa móng, bạn hãy tự chọn cho mình dáng móng mà mình mong muốn. Dưới đây là một số hình dạng móng tay phổ biến:

  • Almond (móng hạnh nhân)
  • Round (móng tròn) 
  • Square (móng vuông)
  • Mountain Peak (móng nhọn)
  • Stiletto (móng giày cao gót)
  • Ballerina (móng nữ diễn viên múa Ballet)

Các dáng móng tay thường gặp tại chị em phụ nữ

Hình ảnh 01. Dáng móng tay thường gặp của chị em phụ nữ.

Bước 2: Cắt tỉa móng dài

Dùng bấm cắt móng tay cắt bỏ phần muốn cắt bỏ và bấm theo đường ngang để tạo hình móng vuông cơ bản.

Bước 3: Căn chỉnh và kiểm tra độ dài móng

Khi móng của bạn có độ dài mong muốn, hãy định hình móng bằng dũa móng 240 Grit, đây là loại dũa thông dụng nhất. Đầu tiên, hãy căn chỉnh các cạnh trên cùng của móng tay theo một đường thẳng.

Sau khi cắt tỉa móng bạn hãy đảm bảo rằng móng thẳng và gọn gàng. Bạn kiểm tra độ đồng đều giữa các móng tay và cẩn thận điều chỉnh như trong hai bước trên.

Bước 4: Dũa móng

Giữ chiếc dũa song song các cạnh bên của móng. Lưu ý, dũa móng đều 2 bên và dũa thay phiên. Tiếp đến đặt dũa móng tay vuông góc với móng để dũa phần đỉnh. Sau đó bạn cần phải làm tròn các góc để tạo thành hình dáng mà bạn mong muốn.

Lưu ý: Trong quá trình dũa nên cẩn thận và chú ý nếu không thì móng có thể bị hỏng đi hình dạng mà bạn mong muốn. Nên phân biệt dũa móng với cưa cây gỗ, khi dũa móng cần để dũa thẳng, theo hướng ra phía giữa của móng sau đó tạo dáng móng cho phù hợp. Hai bên mép móng là nơi khá nhạy cảm và dễ gãy, nên khi dũa bạn không nên đi quá xa vào vị trí đó. Nếu bạn lỡ dũa móng tay quá ngắn, bạn có thể sử dụng sơn móng tay màu nude trung tính. Như vậy, trông móng tay của bạn sẽ có cảm giác được dài hơn so với thực tế của nó.

Bước 5: Bôi dưỡng móng

Bôi dưỡng móng là bước không bắt buộc. Tuy vậy, nếu bạn muốn có bộ móng hoàn chỉnh và khỏe mạnh nhất sau khi dũa, bạn cần có cho mình một lo dầu dưỡng móng nhé.

Tóm lại

Dũa móng tay là một việc cần thiết để giữ độ dài và form móng, đồng thời có thể giúp móng tay không bị gãy.

Tuy nhiên, việc dũa móng tay không đúng cách rất dễ dẫn đến móng tay lởm chởm và thậm chí là gây ra tổn thương lớp móng hoặc lớp biểu bì.

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên dũa từ góc ngoài vào giữa móng và lặp lại chuyển động ở cả hai bên thay vì dũa một cách vô thức.

Hãy truy cập Nail Exam Website để tìm hiểu thêm về Nail Technician Tests và nhận lời khuyên về cách vượt qua các kỳ thi này và cách nhận Nail Technician License của bạn.

Với ứng dụng Nail Exam App, chúng tôi cung cấp một loạt các bài kiểm tra theo từng tiểu bang và giống như kỳ thi thật, giúp bạn sẵn sàng cho Nail Technician Exam.

Chia sẻ
forward