Khóe Móng Chân - Tổng Quan Và Cách Điều Trị

09/10/2023
Chia sẻ
forward
Khóe Móng Chân - Tổng Quan Và Cách Điều Trị

Trong mỗi bước đi, móng chân luôn chịu áp lực từ sức nặng của cả cơ thể. Nhưng bao giờ chúng ta đã dừng lại và quan tâm đến chúng? Khóe móng chân - nơi dễ bị tổn thương và gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Từ những vết thương nhỏ cho đến những viêm nhiễm nghiêm trọng, khóe móng chân không chỉ mang lại cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân, dấu hiệu, và cách điều trị hiệu quả để bảo vệ đôi chân của bạn!

Khóe Móng Chân Là Gì?

“Khóe móng chân là gì?” Chắc hẳn đây đều là câu hỏi của những người bị viêm khóe móng chân lần đầu và bắt đầu tìm hiểu về nó. Khóe móng chân, thường được biết đến là phần da mềm quanh móng chân. Nếu không được chăm sóc đúng cách, nó dễ bị tổn thương, sưng to và nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gọi là viêm khóe móng chân. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng tới việc đi lại và hoạt động hàng ngày của mỗi chúng ta.

Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Khóe Móng Chân

Viêm khóe móng chân, còn được gọi là “viêm móng chân” hoặc paronychia là một tình trạng viêm xảy ra ở da quanh móng chân do nhiều nguyên nhân gây ra:

Bảy nguyên nhân chính gây viêm khóe móng chân.

Ảnh 01. Bảy nguyên nhân chính gây viêm khóe móng chân.

  • Nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm khóe móng chân. Khi bạn có một vết thương nhỏ quanh móng chân, vi khuẩn (thường là Staphylococcus) có thể xâm nhập và gây nhiễm khuẩn.
  • Nấm: Các loại nấm, như Candida, cũng có thể gây viêm khóe móng chân.
  • Vết thương: Kéo hoặc cắt sai cách móng chân, đặc biệt là góc móng, có thể gây thương tích và mở cửa cho vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập.
  • Giày chật: Sử dụng giày không vừa vặn hoặc giày chật có thể gây áp lực lên móng chân và gây tổn thương da quanh móng.
  • Tình trạng khác: Các bệnh về da như eczema hoặc bệnh psoriasis có thể làm tăng nguy cơ viêm khóe móng.
  • Tiếp xúc với nước: Tiếp xúc với nước lâu có thể làm mềm da quanh móng chân và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Các chất hóa học có thể gây kích ứng da và tăng nguy cơ viêm khóe móng chân.

Dấu Hiệu Của Viêm Khóe Móng Chân và Cách Nhận Biết

Viêm khóe móng chân là tình trạng thường gặp và có thể gây ra nhiều phiền toái cũng như đau đớn cho người mắc phải. Để phòng tránh và điều trị kịp thời, việc nhận biết dấu hiệu sớm là rất quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng tiêu biểu:

Bảy dấu hiệu nhận viết tình trạng viêm khóe móng chân.

Ảnh 2. Bảy dấu hiệu nhận viết tình trạng viêm khóe móng chân.

  • Đau và nhức mỏi: Khu vực xung quanh khóe móng chân trở nên nhạy cảm và đau khi chạm vào.
  • Sưng và đỏ: Phần da quanh móng chân sưng lên, màu đỏ và có thể nóng hơn khu vực xung quanh.
  • Mủ và nước: Trong thường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, có thể xuất hiện mủ và dịch trong khu vực bị viêm.
  • Móng chân bị biến dạng: móng có thể mọc vào trong, gây ra tình trạng móng chân mọc ngược.
  • Sưng to: Trong một số trường hợp, bướu nước hoặc giãn nở có thể xuất hiện.
  • Cảm giác châm chích hoặc rát: Cảm giác chân không thoải mái, rát hoặc châm chích ở khu vực quanh móng chân.
  • Loét hoặc rạn nứt: Khi viêm kéo dài, da có thể bị loét hoặc rạn nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Khóe Móng Chân Sưng Đau Phải Làm Sao?

Nếu móng chân của bạn đang gặp vấn đề về sưng đau, dưới đây là một số gợi ý giúp giảm đau:

Sáu cách giảm đau khi khóe móng chân sưng đau.

Ảnh 03. Sáu cách giảm đau khi khóe móng chân sưng đau.

  • Uống thuốc kháng sinh hoặc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ (hai loại thuốc phổ biến acetaminophenibuprofen).
  • Dùng kem kháng sinh bôi vào vị trí bị sưng 2 lần/ ngày.
  • Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng kem làm tê hoặc kem chống viêm.
  • Giữ móng chân sạch và tránh ẩm.
  • Tránh đi bộ và chạy bộ trong 2-4 tuần sau khi loại bỏ viêm khóe móng chân.
  • Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau và trái cây để nhanh chóng phục hồi vết thương (tránh ăn thịt bò, rau muống, nước tương để không bị mưng mủ).

Cách Lấy Khóe Móng Chân Đúng Cách

Ba bước chính để lấy khóe móng chân đúng cách.

Ảnh 04. Ba bước chính để lấy khóe móng chân đúng cách.

Bước 1: Ngâm bàn chân vào chậu nước sạch để làm mềm móng, giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn từ kẽ móng, làm móng sạch hơn trước khi tiến hành.

Bước 2: Dùng kìm tỉa khóe móng chân một cách nhẹ nhàng, tránh cắt quá sâu hoặc gần da để không gây thương tích.

Bước 3: Ngâm chân trong nước ấm một lần nữa để làm sạch. Kết thúc bằng việc lau khô bằng khăn mềm hoặc để khô tự nhiên.

Lấy Khóe Móng Chân Có Tốt Không?

Lấy khóe móng chân giúp ngăn chặn móng chân mọc vào da, nhưng nếu không làm đúng cách có thể gây nhiễm trùng hoặc tổn thương mô xung quanh. Quá trình này nên được thực hiện bởi người có kinh nghiệm với dụng cụ tiệt trùng. Dù là giải pháp tạm thời cho những người có vấn đề với móng chân, việc tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân gốc rễ là quan trọng nhất. Trong một số trường hợp, nên đến các cơ sở y tế để được nghe chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn kĩ thuật lấy khóe móng chân!

Khóe móng chân không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại thẩm mỹ mà còn mang đến cảm giác khó chịu và đau đớn cho người mắc phải. Điều quan trọng không chỉ là biết cách điều trị mà còn là nhận diện sớm và phòng tránh. Hãy giữ cho đôi chân của bạn mạnh khỏe và đẹp đẽ bằng cách chăm sóc đúng đắn và tìm hiểu về các giải pháp điều trị hiệu quả.

Hãy truy cập Nail Exam Website để tìm hiểu thêm về Nail Technician Tests và nhận lời khuyên về cách vượt qua các kỳ thi này và cách nhận Nail Technician License của bạn.

Với ứng dụng Nail Exam App, chúng tôi cung cấp một loạt các bài kiểm tra theo từng tiểu bang và giống như kỳ thi thật, giúp bạn sẵn sàng cho Nail Technician Exam.

Chia sẻ
forward